TRUNG TÂM NGHỆ THUẬT
LÊ BÁ ĐẢNG

page-title-logo

Ngựa và nghệ sĩ

Ngựa đã chinh phục được lòng tôi, cho nên ngoài những tác phẩm vẽ, nắn, khắn in về ngựa cho tôi thêm vào đoạn tôi viết về ngựa và ngựa viết về tôi: Ngựa và tôi cũng như diều với gió, gió phất diều bay, gió thổi mạnh đưa diều lên tầng cao vô tận. Một hôm, trên vô tận, gặp một nàng tiên. Nàng xem hai bàn tay diều rồi nàng cho biết: Kiếp trước diều là Ngựa, biết vẽ và cứ muốn vẽ người nhưng chẳng vào đâu. Kiếp này diều là người và là nghệ sĩ, nên nhiều lúc yêu ngựa như một hình thù duyên dáng, oai nghiêm mềm dẻo trong cái bộ tịch kiêu căng nhưng mà cách đi, cách chạy có duyên có cách, không như một con vật nào hết. Cách nằm, cách nghĩ, hồn nhiên sang trọng, ngẩng đầu lên, hạ đuôi xuống như con Rồng muốn choán chổ vươn lên, bốn chân lúc nào cũng mềm dẻo như muốn lìa khỏi mặt đất, để xa chốn chông gai nhơ bẩn đầy cả chuyện vô duyên, lố lăng, vô tư cách do người gây ra. Thế thì, Ngựa là tôi, cũng như tôi đã là ngựa. Vậy tôi nhường hết ở đây để ngựa tiếp chuyện cùng bà con, vì con người nghệ sĩ bao giờ cũng khiêm tốn, nhã nhặn ít nói về mình vì nói về mình thì thế nào cũng có người mỉa mai trêu ghẹo – Nhất là những ai không phải là ngựa mà chẳng phải là người.
Bây giờ tôi là ngựa, ngày đầu tiên, ngựa không nhớ ngày nào, lúc nào nữa, lúc ngựa chưa chi hết, chưa ai có thể mường tượng là cái chi cả, còn vô tri, vô giác, vô cả hình thức mà chỉ là cái tưởng tượng trong ý nghĩ của chàng hoạ sĩ họ Lê Bá mà thôi. Có gì đâu? Sau vài cốc rượu nồng, chỉ có một lúc, tay cầm cọ với mấy màu sơn, chàng ta múa lui múa tới, khi nhanh khi chậm rồi tự nhiên đã thành hình ngựa. Ngựa ra đời bình tĩnh nhìn chàng hoạ sĩ với cặp mắt âu yếm, biết ơn. Khoái chí, chàng ta làm ra năm, ra bảy, rồi mười rồi trăm mà cái ngựa không hề sơ xuất, đủ kiểu cách mà ngựa vẫn là “ngựa”. Rồi có lúc ông bỏ ngựa nằm đó xếp bút nghiên Ông đi nắn đất, đi đẻo gỗ, đục đá, đúc đồng hay dù có bằng chi nữa mà cốt cách vẫn là Ngựa. Tuy rằng chất liệu khác nhau, nhưng cũng một tâm hồn, kiểu cách hình thù giáng điệu…Có khi chàng ta xé giấy, có thứ giấy đen, có thứ giấy trắng, có khi cắt vụn ra từng mảnh nhỏ, mảnh tròn, mảnh méo rồi chắp nối, dán lại với nhau tạo nên những ngựa nhí nhỏm như đúng là ngựa mà chẳng giống ngựa lúc trước. Cái đầu ông lắc lư , con mắt ông lấp lánh, cái tay ông kỳ thật. Rồi có lúc người ta khen ông, nhờ ông, thương lượng với ông qua tiền bạc, rồi ông làm ra từng đống không biết bao nhiêu mà kể, bằng đủ cách in màu, in nổi, sắp xếp linh tinh. Ông còn làm ra những cái hộp lớn nhỏ, xinh xinh, bề ngoài đặt mấy hàng chữ, bề trong đặt mấy tấm ngựa rồi gọi là sách “ngựa”.
Tiếc thay ngựa không phải là loài trí thức, lăn lộn với chử nghĩa, sống với văn chương ba thước đất để thưởng thức. Tập sách đầu tiên, không có một tý màu mè gì cả. Hộp sách “Tám ngựa” toàn giấy trắng mới kỳ khôi. Chữ thì toàn chữ Tàu, chữ Tây in nổi không mực. Tám ngựa tung hoành trong đó, không một tý màu sắc chi. Thế mà ai cũng cho là mới, là đẹp. Bán hết ngay như bán bánh mỳ. Mấy hôm được chưng trong tủ kính giữa chổ đi vào của thư viện Quốc gia làm ông sửng sốt ngày nào cũng đến xem ngựa tung hoành trong tủ kính. Rồi đến tập sách thứ hai với giấy làm bằng tay, giấy gió Nhật Bản, có mấy trăm ngựa nằm trong đó, in màu và đen trắng. Rồi ông bày ra “in nổi”, ông cắt, ông dán, ông vẽ màu nước, ông hoạ màu sơn rồi ông mang ngựa đi khắp, ông bán cả ngựa, cho nên nhiều bạn ông nói ông không phải là hoạ sỹ mà là người bán súc vật.
Ngựa đi khắp nước này qua nước nọ, đi đâu cũng có kẻ đón người đưa chưng bày cẩn thận, ở những chổ này xa lạ nhưng chưa thấy ai tệ bạc ghen tuông, nói lên nói xuống chỉ có lời khen và kính nể. Có những kẻ mua ngựa về cho vào khung, lồng trong kính, chưng giữa căn nhà chính, coi ngựa như đồ quý hay như cô gái đẹp, như bạn tình, không cho ai sờ mó mà chỉ nhìn xa là đủ.
Tôi trở nên quan trọng, đã biết họ đổi ngựa ra tiền, ra bạc, ra đô – la, ra yên nhưng cũng chẳng hề chi. Cái đó là chuyện của con người làm sao tránh được: “Tiền bạc là bác thằng bần Mà họ vẫn ham mê tiền bạc” Có đứa bán cả cha, cả chú, cả nước, non để có tiền có bạc. Đây là đạo giáo của vua quan một lũ. Nhưng cũng chẳng hề chi, ngựa vẫn là ngựa, là tác phẩm được giống nòi người ưa chộng, kính nể là đủ rồi. Nhưng cũng có vài ba nhân mạng bạn bè của ông nghệ sỹ đâm ra ghen tuông, nói lên nói xuống nhưng ngựa đã nhắc lại với ông thầy là “ngựa chạy vào làng, bao nhiêu chó chạy ra sủa và đòi cắn, nhưng ngựa vẫn điềm nhiên ngang ngửa chạy nhảy hung hăng, không bao giờ nhìn bầy chó bao giờ”.
Ông cười thầm, ông chẳng nói năng chi, ông đã biết ông là nghệ sỹ, ông không phải là giống người thường. Ông sống với tình cảm và cái đẹp. Ngựa đây chưa có loài vật nào oai nghiêm sang trọng đến thế. Những đồng chủng không gặp may, bị bọn người bắt lại, đâm thừng vào mũi, cột cái cày vào đằng sau, bắt kéo, kéo mãi suốt đời, có khi cột xe vào đằng sau, bắt kéo, chạy ngược chạy xuôi, rồi chúng ngồi trên xe ấy kêu gào, chửi rủa như có quyền thế, múa me cái roi, doạ nạt nữa là đằng khác. Có những đứa lưu manh lại cho vào miệng, giữa hàm răng cái que sắt, hai bên cột hai sợi dây thừng để chúng kéo bên phải, kéo bên trái và nhiều khi chúng giật mạnh cho bõ ghét, chúng bắt chạy, chạy cho nhanh, chạy đua, chúng còn dùng roi mây, roi da đánh vào đít, hai gót chân nhấn vào hông bắt chạy nhanh hơn nữa để được ăn tiền; có khi chúng cột cái yên trên lưng làm ghế để chúng cưỡi đi chơi hay kiếm lợi. Chúng làm đủ thứ, bày đủ trò nhưng không làm sao thay hình đổi dạng được cái loài sang trọng, hống hách của ngựa này được. Bọn ấy là giống nòi người, mà đã là người thì ai còn xa lạ gì nữa. Xảo trá, bất nhân, thất đức ai cũng biết, tham lam đến cỡ “có voi chúng đòi tiên”. Trên đời này, bao nhiêu cái trở nên xấu xí, hư hỏng, tồi bại là vì chúng nó cả. Những đồng chủng của tôi bị bọn người bắt làm nô lệ thì phải chịu đấy thôi, vì chúng có sức mạnh tổ chức, bè lũ tay sai, lính kín, luật lệ, chúng có cả chính phủ, toà án, nhà tù, quân đội thì sao mà chống lại với chúng được. Mà nếu có lôi thôi chúng giết, chúng ăn thịt như thịt chó, thịt bò đó. Ăn không hết, chúng đem đi bán lấy tiền, bỏ tiền vào nhà băng lấy lãi chia cho con, cho vợ, cho cả vợ hàng xóm, đến chết chúng còn đem cả vốn lẫn lãi còn lại xuống địa ngục nữa. Ai mà chống lại được bọn con người, may mà chúng chưa có bốn tay, bốn chân không thì chết cả lũ.
Nhưng ngựa không thuộc về loài chịu con người bắt nạt là nhờ ông nghệ sỹ. Hoàn toàn tự do bay nhảy theo gió theo mây hay theo bàn tay của người thầy có tài có đức. Ông nghệ sỹ này không phải là người mà là ông phù thuỷ cũng nên. Với ông ngựa có thể là xanh, là đen, là trắng, là đồng, là sắt, là đất, là giấy, là to là nhỏ đủ cỡ. Bằng gì cũng kiểu cách, đủ hình, đủ lối, đủ tự do, có cái bản sắc riêng biệt. Ngựa ở trong tác phẩm, rồi cùng tác phẩm của ông tha hồ mà nghe con người khen chê đàm phán. Nằm trong một “lối đẹp” không giống ai hết. Ông đặt vào ngựa cả tấm lòng, tình cảm, tài tình mà ông dấu kín trong người chỉ khi cần mới lôi ra, không bao giờ hết. Ngựa đặt vào ông thầy đẻ ra ngựa với lòng kính trọng, yêu thương và đã tin cậy lẫn nhau thì hoá thành một. Ông muốn đi đến đâu, không bao giờ vừa ý, nhưng ngựa vẫn điềm nhiên để ông tự do sáng tác. Lại đến mấy lâu nay, mình ngựa trở nên trống rỗng với vài sợi dây sắt, dây đồng và nay lại dây vàng thật, tuỳ tay ông chắp gắn. Lần đầu tiên như thế này ngựa cảm thấy phóng khoáng hơn nữa. Cái trống rỗng là hình thức của ngựa. Cần gì cả đống đặc thù mới là thanh thản? Cho nên ông nghệ sỹ nhà tôi là bạn cố tri, là thần, là thánh của ngựa. Mấy tháng nay với cái trống rỗng, ông đã tạo ra ngựa bằng một cách rất kỳ khôi chưa thấy, nhẹ nhàng bất ngờ thay hình đổi dạng nhưng vẫn sang trọng và vẫn là ngựa. Ông gọi đó là lối “có có không không”. Cũng như mấy ông Thiền thì “sắc sắc không không”. Sắc sắc không không là lý thuyết viễn vông còn đây là sự thực, là hình, là khối, là ngựa – là tác phẩm mỹ thuật. Ngựa còn nhớ ngày mới ra đời, hình thù còn trống rỗng, có chi đâu, hay chỉ mấy sợi dây đồng uốn lại. Mới ra đời ngựa đã thấy ông Phật ngồi bên cạnh bệ vệ cao lớn làm sao? Ông cũng trống rỗng như ngựa. Chính cái nghiêm trang mà như ông Phật thật. Ngựa sợ quá, ông cũng ngạc nhiên nhìn ngựa vào lúc ngựa cũng nhìn ông. Bắt đầu ông tâm sự cùng ngựa vì đã quen biết nhau từ lâu, đã nhiều lần ông và ngựa đã bằng đồng, bằng đất, bằng gỗ, bằng đủ mọi chất liệu mà ông nghệ sỹ thích dùng tuỳ lúc. Ngựa còn nhớ mãi thân mình bằng chất đặc nặng nề, cũ rích, cứng rắn, không có gì mới mẻ. Ông Phật cũng như ngựa, hồi ấy đặc thù là không thích lắm nhưng đâu có dám than van với ông thầy được, biết đâu ông đập phá vứt đi thì làm sao? Ngựa vẫn biết ông hiền từ nhưng hay nóng tánh. Ông Phật thì sao cũng được không hề nói năng chi. ” Nam mô a di đà phật” Có có, không không – có hay không cũng được.
Rồi một buổi chiều, ông thầy phù thuỷ mang đến giữa chúng tôi một chiếc thuyền cũng trống rỗng mà thuyền đòi đưa linh hồn chúng tôi qua bên kia cõi niết bàn. Ngựa không rõ có phải là thuyền bát nhã hay không? Thuyền vừa cập bến thì có tiếng hát dâng lên: “Chiếc thuyền bát nhã đâu rồi? ở đâu rồi? Bên kia sông sao không có người tế độ cho người? Muôn trùng xa cách, vời vợi phương trời… Kiếp xưa kia, thôi đành công quả xưa rày, lá lay vì nợ giả duyên vậy, tình vương vấn, vấn vương kiếp này…” Ông, ngựa và Phật phân vân lưỡng lự, rồi cùng nhau nhìn quanh, nhìn quất xem thử có ai muốn lên thuyền không? Chúng tôi bỡ ngỡ chỉ thấy mấy con mắt đăm đắm nhìn thẳng vào chúng tôi như muốn hỏi han chi? Trời đất ơi! Thế thì phong cảnh cũng có mắt, núi non có mắt, mây gió có mắt, mưa bão có mắt và ông thầy phù thuỷ nói: Con mắt là cái linh hồn và ông làm ra thơ con mắt, vẽ tranh con mắt. Suy nghĩ một lúc, ngựa đoán là những cái Linh Hồn này cũng muốn cùng Phật, cùng ngựa lấy chiếc thuyền trống rỗng kia để cùng nhau qua bên cõi niết bàn luôn thể. Thuyền đồng ý, mắt đồng ý, ngựa đồng ý nhưng ông Phật còn lưỡng lự. Ông nói: Các bạn cứ đi, tôi có bổn phận nên ở lại để cứu vãn con người qua bể khổ trầm luân. Không ngần ngại tôi to tiếng với ông: Ông Phật ơi! Sao ông ngây thơ đến thế, làm sao mà cứu vãn được cái giống con người? Họ cứng đầu, láo xược lắm ông ơi. Cái giống người là thế đó, chính tự họ làm ra bể khổ trầm luân thì làm sao mà cứu vãn được? Mà rồi nếu đưa họ qua bên kia, họ sẽ đưa theo chiến lược xảo trá, tôn giáo, súc vật, tính hối lộ, ăn gian, họ sẽ thay đổi chốn thiên đàng ra địa ngục đó ông ơi! Đi đâu họ cũng mang theo lợi lộc, tiền bạc, luật lệ, sức mạnh, láo xược đạo giáo, chức tước, bè lũ của họ, ích kỷ, dâm dục, lừa thầy dối bạn, ăn cháo đá bát, phản bội anh cha, đủ mọi thứ bẩn thỉu, độc ác. Họ sẽ mang theo rắn rít, gái gẩm, thô tục ô uế, giết người, bận áo cà sa ăn thịt chó, hiếp dâm, đến độ chửi cha đánh mẹ, lừa thầy dối bạn, lừa anh dốichị,.. thôi thì đủ trò, đủ thứ xấu xa, nhơ bẩn, mà họ đâu có biết hay là họ biết mà vẫn làm ngơ. Chính ông thầy họ Lê Bá đã nhiều lần chứng kiến với bạn bè của ông rồi đó. Ai còn lạ gì cái giống người ấy Ngựa đã chinh phục được lòng tôi, cho nên ngoài những tác phẩm vẽ, nắn, khắn in về ngựa cho tôi thêm vào đoạn tôi viết về ngựa và ngựa viết về tôi: Ngựa và tôi cũng như diều với gió, gió phất diều bay, gió thổi mạnh đưa diều lên tầng cao vô tận. Một hôm, trên vô tận, gặp một nàng tiên. Nàng xem hai bàn tay diều rồi nàng cho biết: Kiếp trước diều là Ngựa, biết vẽ và cứ muốn vẽ người nhưng chẳng vào đâu. Kiếp này diều là người và là nghệ sĩ, nên nhiều lúc yêu ngựa như một hình thù duyên dáng, oai nghiêm mềm dẻo trong cái bộ tịch kiêu căng nhưng mà cách đi, cách chạy có duyên có cách, không như một con vật nào hết. Cách nằm, cách nghĩ, hồn nhiên sang trọng, ngẩng đầu lên, hạ đuôi xuống như con Rồng muốn choán chổ vươn lên, bốn chân lúc nào cũng mềm dẻo như muốn lìa khỏi mặt đất, để xa chốn chông gai nhơ bẩn đầy cả chuyện vô duyên, lố lăng, vô tư cách do người gây ra. Thế thì, Ngựa là tôi, cũng như tôi đã là ngựa. Vậy tôi nhường hết ở đây để ngựa tiếp chuyện cùng bà con, vì con người nghệ sĩ bao giờ cũng khiêm tốn, nhã nhặn ít nói về mình vì nói về mình thì thế nào cũng có người mỉa mai trêu ghẹo – Nhất là những ai không phải là ngựa mà chẳng phải là người.
Bây giờ tôi là ngựa, ngày đầu tiên, ngựa không nhớ ngày nào, lúc nào nữa, lúc ngựa chưa chi hết, chưa ai có thể mường tượng là cái chi cả, còn vô tri, vô giác, vô cả hình thức mà chỉ là cái tưởng tượng trong ý nghĩ của chàng hoạ sĩ họ Lê Bá mà thôi. Có gì đâu? Sau vài cốc rượu nồng, chỉ có một lúc, tay cầm cọ với mấy màu sơn, chàng ta múa lui múa tới, khi nhanh khi chậm rồi tự nhiên đã thành hình ngựa. Ngựa ra đời bình tĩnh nhìn chàng hoạ sĩ với cặp mắt âu yếm, biết ơn. Khoái chí, chàng ta làm ra năm, ra bảy, rồi mười rồi trăm mà cái ngựa không hề sơ xuất, đủ kiểu cách mà ngựa vẫn là “ngựa”. Rồi có lúc ông bỏ ngựa nằm đó xếp bút nghiên Ông đi nắn đất, đi đẻo gỗ, đục đá, đúc đồng hay dù có bằng chi nữa mà cốt cách vẫn là Ngựa. Tuy rằng chất liệu khác nhau, nhưng cũng một tâm hồn, kiểu cách hình thù giáng điệu…Có khi chàng ta xé giấy, có thứ giấy đen, có thứ giấy trắng, có khi cắt vụn ra từng mảnh nhỏ, mảnh tròn, mảnh méo rồi chắp nối, dán lại với nhau tạo nên những ngựa nhí nhỏm như đúng là ngựa mà chẳng giống ngựa lúc trước. Cái đầu ông lắc lư , con mắt ông lấp lánh, cái tay ông kỳ thật. Rồi có lúc người ta khen ông, nhờ ông, thương lượng với ông qua tiền bạc, rồi ông làm ra từng đống không biết bao nhiêu mà kể, bằng đủ cách in màu, in nổi, sắp xếp linh tinh. Ông còn làm ra những cái hộp lớn nhỏ, xinh xinh, bề ngoài đặt mấy hàng chữ, bề trong đặt mấy tấm ngựa rồi gọi là sách “ngựa”.
Tiếc thay ngựa không phải là loài trí thức, lăn lộn với chử nghĩa, sống với văn chương ba thước đất để thưởng thức. Tập sách đầu tiên, không có một tý màu mè gì cả. Hộp sách “Tám ngựa” toàn giấy trắng mới kỳ khôi. Chữ thì toàn chữ Tàu, chữ Tây in nổi không mực. Tám ngựa tung hoành trong đó, không một tý màu sắc chi. Thế mà ai cũng cho là mới, là đẹp. Bán hết ngay như bán bánh mỳ. Mấy hôm được chưng trong tủ kính giữa chổ đi vào của thư viện Quốc gia làm ông sửng sốt ngày nào cũng đến xem ngựa tung hoành trong tủ kính. Rồi đến tập sách thứ hai với giấy làm bằng tay, giấy gió Nhật Bản, có mấy trăm ngựa nằm trong đó, in màu và đen trắng. Rồi ông bày ra “in nổi”, ông cắt, ông dán, ông vẽ màu nước, ông hoạ màu sơn rồi ông mang ngựa đi khắp, ông bán cả ngựa, cho nên nhiều bạn ông nói ông không phải là hoạ sỹ mà là người bán súc vật.
Ngựa đi khắp nước này qua nước nọ, đi đâu cũng có kẻ đón người đưa chưng bày cẩn thận, ở những chổ này xa lạ nhưng chưa thấy ai tệ bạc ghen tuông, nói lên nói xuống chỉ có lời khen và kính nể. Có những kẻ mua ngựa về cho vào khung, lồng trong kính, chưng giữa căn nhà chính, coi ngựa như đồ quý hay như cô gái đẹp, như bạn tình, không cho ai sờ mó mà chỉ nhìn xa là đủ.
Tôi trở nên quan trọng, đã biết họ đổi ngựa ra tiền, ra bạc, ra đô – la, ra yên nhưng cũng chẳng hề chi. Cái đó là chuyện của con người làm sao tránh được: “Tiền bạc là bác thằng bần Mà họ vẫn ham mê tiền bạc” Có đứa bán cả cha, cả chú, cả nước, non để có tiền có bạc. Đây là đạo giáo của vua quan một lũ. Nhưng cũng chẳng hề chi, ngựa vẫn là ngựa, là tác phẩm được giống nòi người ưa chộng, kính nể là đủ rồi. Nhưng cũng có vài ba nhân mạng bạn bè của ông nghệ sỹ đâm ra ghen tuông, nói lên nói xuống nhưng ngựa đã nhắc lại với ông thầy là “ngựa chạy vào làng, bao nhiêu chó chạy ra sủa và đòi cắn, nhưng ngựa vẫn điềm nhiên ngang ngửa chạy nhảy hung hăng, không bao giờ nhìn bầy chó bao giờ”.
Ông cười thầm, ông chẳng nói năng chi, ông đã biết ông là nghệ sỹ, ông không phải là giống người thường. Ông sống với tình cảm và cái đẹp. Ngựa đây chưa có loài vật nào oai nghiêm sang trọng đến thế. Những đồng chủng không gặp may, bị bọn người bắt lại, đâm thừng vào mũi, cột cái cày vào đằng sau, bắt kéo, kéo mãi suốt đời, có khi cột xe vào đằng sau, bắt kéo, chạy ngược chạy xuôi, rồi chúng ngồi trên xe ấy kêu gào, chửi rủa như có quyền thế, múa me cái roi, doạ nạt nữa là đằng khác. Có những đứa lưu manh lại cho vào miệng, giữa hàm răng cái que sắt, hai bên cột hai sợi dây thừng để chúng kéo bên phải, kéo bên trái và nhiều khi chúng giật mạnh cho bõ ghét, chúng bắt chạy, chạy cho nhanh, chạy đua, chúng còn dùng roi mây, roi da đánh vào đít, hai gót chân nhấn vào hông bắt chạy nhanh hơn nữa để được ăn tiền; có khi chúng cột cái yên trên lưng làm ghế để chúng cưỡi đi chơi hay kiếm lợi. Chúng làm đủ thứ, bày đủ trò nhưng không làm sao thay hình đổi dạng được cái loài sang trọng, hống hách của ngựa này được. Bọn ấy là giống nòi người, mà đã là người thì ai còn xa lạ gì nữa. Xảo trá, bất nhân, thất đức ai cũng biết, tham lam đến cỡ “có voi chúng đòi tiên”. Trên đời này, bao nhiêu cái trở nên xấu xí, hư hỏng, tồi bại là vì chúng nó cả. Những đồng chủng của tôi bị bọn người bắt làm nô lệ thì phải chịu đấy thôi, vì chúng có sức mạnh tổ chức, bè lũ tay sai, lính kín, luật lệ, chúng có cả chính phủ, toà án, nhà tù, quân đội thì sao mà chống lại với chúng được. Mà nếu có lôi thôi chúng giết, chúng ăn thịt như thịt chó, thịt bò đó. Ăn không hết, chúng đem đi bán lấy tiền, bỏ tiền vào nhà băng lấy lãi chia cho con, cho vợ, cho cả vợ hàng xóm, đến chết chúng còn đem cả vốn lẫn lãi còn lại xuống địa ngục nữa. Ai mà chống lại được bọn con người, may mà chúng chưa có bốn tay, bốn chân không thì chết cả lũ.
Nhưng ngựa không thuộc về loài chịu con người bắt nạt là nhờ ông nghệ sỹ. Hoàn toàn tự do bay nhảy theo gió theo mây hay theo bàn tay của người thầy có tài có đức. Ông nghệ sỹ này không phải là người mà là ông phù thuỷ cũng nên. Với ông ngựa có thể là xanh, là đen, là trắng, là đồng, là sắt, là đất, là giấy, là to là nhỏ đủ cỡ. Bằng gì cũng kiểu cách, đủ hình, đủ lối, đủ tự do, có cái bản sắc riêng biệt. Ngựa ở trong tác phẩm, rồi cùng tác phẩm của ông tha hồ mà nghe con người khen chê đàm phán. Nằm trong một “lối đẹp” không giống ai hết. Ông đặt vào ngựa cả tấm lòng, tình cảm, tài tình mà ông dấu kín trong người chỉ khi cần mới lôi ra, không bao giờ hết. Ngựa đặt vào ông thầy đẻ ra ngựa với lòng kính trọng, yêu thương và đã tin cậy lẫn nhau thì hoá thành một. Ông muốn đi đến đâu, không bao giờ vừa ý, nhưng ngựa vẫn điềm nhiên để ông tự do sáng tác. Lại đến mấy lâu nay, mình ngựa trở nên trống rỗng với vài sợi dây sắt, dây đồng và nay lại dây vàng thật, tuỳ tay ông chắp gắn. Lần đầu tiên như thế này ngựa cảm thấy phóng khoáng hơn nữa. Cái trống rỗng là hình thức của ngựa. Cần gì cả đống đặc thù mới là thanh thản? Cho nên ông nghệ sỹ nhà tôi là bạn cố tri, là thần, là thánh của ngựa.
Mấy tháng nay với cái trống rỗng, ông đã tạo ra ngựa bằng một cách rất kỳ khôi chưa thấy, nhẹ nhàng bất ngờ thay hình đổi dạng nhưng vẫn sang trọng và vẫn là ngựa. Ông gọi đó là lối “có có không không”. Cũng như mấy ông Thiền thì “sắc sắc không không”. Sắc sắc không không là lý thuyết viễn vông còn đây là sự thực, là hình, là khối, là ngựa – là tác phẩm mỹ thuật. Ngựa còn nhớ ngày mới ra đời, hình thù còn trống rỗng, có chi đâu, hay chỉ mấy sợi dây đồng uốn lại. Mới ra đời ngựa đã thấy ông Phật ngồi bên cạnh bệ vệ cao lớn làm sao? Ông cũng trống rỗng như ngựa. Chính cái nghiêm trang mà như ông Phật thật. Ngựa sợ quá, ông cũng ngạc nhiên nhìn ngựa vào lúc ngựa cũng nhìn ông. Bắt đầu ông tâm sự cùng ngựa vì đã quen biết nhau từ lâu, đã nhiều lần ông và ngựa đã bằng đồng, bằng đất, bằng gỗ, bằng đủ mọi chất liệu mà ông nghệ sỹ thích dùng tuỳ lúc. Ngựa còn nhớ mãi thân mình bằng chất đặc nặng nề, cũ rích, cứng rắn, không có gì mới mẻ. Ông Phật cũng như ngựa, hồi ấy đặc thù là không thích lắm nhưng đâu có dám than van với ông thầy được, biết đâu ông đập phá vứt đi thì làm sao? Ngựa vẫn biết ông hiền từ nhưng hay nóng tánh. Ông Phật thì sao cũng được không hề nói năng chi. ” Nam mô a di đà phật” Có có, không không – có hay không cũng được.
Rồi một buổi chiều, ông thầy phù thuỷ mang đến giữa chúng tôi một chiếc thuyền cũng trống rỗng mà thuyền đòi đưa linh hồn chúng tôi qua bên kia cõi niết bàn. Ngựa không rõ có phải là thuyền bát nhã hay không? Thuyền vừa cập bến thì có tiếng hát dâng lên: “Chiếc thuyền bát nhã đâu rồi? ở đâu rồi? Bên kia sông sao không có người tế độ cho người? Muôn trùng xa cách, vời vợi phương trời… Kiếp xưa kia, thôi đành công quả xưa rày, lá lay vì nợ giả duyên vậy, tình vương vấn, vấn vương kiếp này…” Ông, ngựa và Phật phân vân lưỡng lự, rồi cùng nhau nhìn quanh, nhìn quất xem thử có ai muốn lên thuyền không? Chúng tôi bỡ ngỡ chỉ thấy mấy con mắt đăm đắm nhìn thẳng vào chúng tôi như muốn hỏi han chi? Trời đất ơi! Thế thì phong cảnh cũng có mắt, núi non có mắt, mây gió có mắt, mưa bão có mắt và ông thầy phù thuỷ nói: Con mắt là cái linh hồn và ông làm ra thơ con mắt, vẽ tranh con mắt. Suy nghĩ một lúc, ngựa đoán là những cái Linh Hồn này cũng muốn cùng Phật, cùng ngựa lấy chiếc thuyền trống rỗng kia để cùng nhau qua bên cõi niết bàn luôn thể. Thuyền đồng ý, mắt đồng ý, ngựa đồng ý nhưng ông Phật còn lưỡng lự. Ông nói: Các bạn cứ đi, tôi có bổn phận nên ở lại để cứu vãn con người qua bể khổ trầm luân. Không ngần ngại tôi to tiếng với ông: Ông Phật ơi! Sao ông ngây thơ đến thế, làm sao mà cứu vãn được cái giống con người? Họ cứng đầu, láo xược lắm ông ơi. Cái giống người là thế đó, chính tự họ làm ra bể khổ trầm luân thì làm sao mà cứu vãn được? Mà rồi nếu đưa họ qua bên kia, họ sẽ đưa theo chiến lược xảo trá, tôn giáo, súc vật, tính hối lộ, ăn gian, họ sẽ thay đổi chốn thiên đàng ra địa ngục đó ông ơi! Đi đâu họ cũng mang theo lợi lộc, tiền bạc, luật lệ, sức mạnh, láo xược đạo giáo, chức tước, bè lũ của họ, ích kỷ, dâm dục, lừa thầy dối bạn, ăn cháo đá bát, phản bội anh cha, đủ mọi thứ bẩn thỉu, độc ác. Họ sẽ mang theo rắn rít, gái gẩm, thô tục ô uế, giết người, bận áo cà sa ăn thịt chó, hiếp dâm, đến độ chửi cha đánh mẹ, lừa thầy dối bạn, lừa anh dốichị,.. thôi thì đủ trò, đủ thứ xấu xa, nhơ bẩn, mà họ đâu có biết hay là họ biết mà vẫn làm ngơ. Chính ông thầy họ Lê Bá đã nhiều lần chứng kiến với bạn bè của ông rồi đó. Ai còn lạ gì cái giống người ấy nữa ông ơi!. Nếu không tin ông ghé xuống địa ngục mà xem, chín tầng chật ních trong đen tối toàn bè lũ chúng nó cả. Trước kia trên trần thế chúng làm mưa, làm gió, đeo mặt nạ tự xưng quan, xưng thầy gian ác đủ trò lừa gạt dân lành. Bề ngoài đầy nhà cửa ruộng vườn, vòng xuyến tiền bạc còn bên trong nhơ bẩn, đầy thú tính. Diêm vương đang cho đày xác chúng nó vào biển đen tối để té chỗ còn trống đón bầy con cái họ hàng bè lũ chúng xuống thay đó. Chúng có biết chi là tình cảm, là sống đẹp? Cái chi chúng cũng đưa ra so sánh với vàng với bạc, với lợi lộc quyền thế, nói một đằng làm một nẻo, vơ vét khắp nơi, lừa thầy dối bạn, đổi trắng thay đen. Ngựa kính trọng ông nhưng thôi mặc kệ ông. Ông là Phật, ông ở lại cứu vãn cái hạng ma quỷ ấy đi. Rồi ông sẽ biết ngựa, cùng thuyền, cùng mắt, cùng ông nghệ sỹ tạm ghé vào một góc đời đâu đấy để ông làm cho xong dự định về Tấn tuồng nhân loại của ông – khi ấy ông mới yên tâm và ngựa cũng toại chí. Lúc ấy dù là người hay ngựa cũng xin gặp lại ông trên thiên đàng hay dưới địa ngục. Nam mô a di đà phật.

Lê Bá Đảng