TRUNG TÂM NGHỆ THUẬT
LÊ BÁ ĐẢNG

page-title-logo

Camargue Gạo tù

Camargue Gạo tù

Tháng Năm 5, 2018 Posted by Viết về Lê Bá Đảng

10 tháng 12/2009 WWW.LEXPRESS.FR

Nhập ngũ, bị bóc lột …

Tại Arles, nước Pháp, cuối cùng đã tôn vinh những người lính thợ Đông Dương, trong khoảng thời gian chiếm đóng họ đã bị đưa đến vùng « vàng trắng ». Một câu chuyện lịch sử lạ thường và ít được biết đến.

Gạo vùng Camargue gắn liền với những chú bò mộng và chú chim hồng hạc trên những tấm bưu thiếp đã trở nên rất nổi tiếng. Có rất nhiều nguồn gốc về hạt gạo này nhưng ít ai biết được rằng nguồn gốc ấy bắt nguồn từ chiến tranh thế giới thứ hai? Đặc biệt, sự thành công trong việc trồng loại ngũ cốc này đã che khuất đi một trang sử bị chôn vùi, không mấy tự hào của lịch sử thuộc địa? Ngày 10 tháng 12, tại Arles, Ngài thị trưởng thành phố Hervé Schiavetti (PCF) sẽ tiếp đón những cựu lao động Đông Dương. Đây chính là bước công nhận đầu tiên của chính phủ Pháp.

Chàng thanh niên Lê Bá Đảng đã đến Marseille vào ngày 20 tháng 3 năm 1940. Người nông dân ưu tú 18 tuổi này là một trong số ít những người đã cam kết tự nguyện phục vụ « quê hương ». « Điều quan trọng là hãy cuốn xéo đi bởi cuộc sống ở trong các trại thuộc địa thật kinh khủng! », người đàn ông 88 tuổi ngày nay kể lại với tờ Express chúng tôi. Những hình ảnh về một đất nước Pháp thơ mộng, tráng lệ và thịnh vượng sẽ nhanh chóng phai mờ. Ngay từ khi đặt chân đến đất Pháp, ông và những người bạn đồng hành của mình đã lập tức bị bắt giam vào trại tù Baumettes ở Marseille, đa phần đều bị bắt nhập ngũ. Trong khi chờ bị nhốt vào bốn góc buồng ở đất Pháp, những người lính Đông Dương đã bị nhét 6 người vào một xà lim rồi sau đó lại sổ ra. Tại Saint-Nazaire, nơi mà Lê Bá Đảng làm việc trong một nhà máy, ông bị bắt làm tù binh của Đức và phải di chuyển nhiều lần. Theo luật, ông và các đồng chí của ông được hồi hương nhưng các tuyến đường biển để về châu Á đều bị chặn bởi người Anh. Vậy là ông bị đóng chân vào vùng đất này như 16 000 người lính Đông Dương khác. Những sự việc bắt đầu từ đây. Những « lao động phổ thông » được Vichy đưa vào xí nghiệp xảy ra tranh chấp với những người lao động tư nhân. Họ được giao cho những việc khó khăn nặng nhọc nhất với số tiền lương rẻ mạc, thấp hơn so với công nhân Pháp đến mười lần. Ngủ trong trại tạm bợ, họ là những nạn nhân đầu tiên của tình trạng thiếu lương thực.

Lê Bá Đảng được chuyển đến Arles, ở Camargue với những bạn cùng hội cùng thuyền với mình. Ở đây, ông đã thực hiện thành công nhiệm vụ du nhập một giống lúa vào vùng này, sau những nỗ lực không thành công từ thể kỷ 19. Họ ở trong những túp lều không nước, không điện, không nhà vệ sinh. Họ tầm khoảng 500 người lao động với đôi bốt, đôi chân ngâm trong nước, bao quanh bởi những đám côn trùng sâu bọ. « Đôi khi, muỗi nhiều đến nỗi chúng tôi không thể nhìn thấy gì ».

Cùng lúc đó, những đồng bào của họ chế tạo lốp xe ở Clermont-Ferrand, cưa gỗ trong vùng Cevennes, điện khí hóa đường sắt Cahors-Montauban … « Hơn 90% trong số họ bị buộc tuyển dụng bằng bạo lực », ông Pierre Daum khẳng định, một nhà báo và tác giả của quyển sách đầu tiên viết về lịch sử của những người lính Đông Dương (1). Giữa năm 1939 và 1940, gần 20 000 người lính thợ Đông Dương, hầu hết là người Việt Nam đã bị đưa sang Pháp để bổ sung vào trong những nhà máy vũ khí. Mặc dù lời hứa của chính quyền sẽ trả họ về ngay khi chiến sự kết thúc nhưng đa phần đều bị bắt giữ lại ở biển 10-12 năm sau đó ! Một ngàn người trong số họ chết tại Pháp, nạn nhân của bệnh tật, của nạn đối xử. Một vài người quyết định ở lại và lập gia đình tại đây.

Câu chuyện phi thường của Lê Bá Đảng không dừng lại ở đó. Năm 1942 ông được gửi đến « trại huấn luyện » ở Lannemezan (Hautes-Pyrénées) sau khi đánh nhau với « tay bề trên trẻ tuổi kiêu ngạo ». Ông đã trốn thoát, trốn trong một chiếc xe ba gác chở hàng. Ở Toulouse, vào năm 1943, nơi ông theo học tại một ngôi trường Mỹ thuật. Ông chẳng biết gì về hội họa, nhưng đó là « trường duy nhất nhận ông », ông nhớ lại. 5 năm trôi qua. Sau khi tốt nghiệp, Lê Bá Đảng đã thắng một cuộc thi về áp phích nông nghiệp ở Paris và bắt đầu sự nghiệp của một người nghệ sĩ tạo hình, năm 1960, tên tuổi ông được nổi tiếng trên khắp thế giới. Những tác phẩm của ông nhanh chóng được mang sang tận Hoa Kỳ, tận Nhật Bản. Ông đóng góp tiền của của mình cho việc xây dựng lại quê hương nơi đã bị san bằng phá hủy trong chiến tranh Việt Nam. Hiện nay, có một bảo tàng dành riêng cho ông tại Huế và ông đang sống trong một căn hộ rất đẹp ở quận 13 thủ đô Paris.

Năm 2009, chỉ còn một số ít tuổi tầm 89 đến100 vẫn còn sống. Pierre Daum đã gặp được mười một người tại Pháp và mười bốn người tại Việt Nam. « Cần phải thu thập những lời chứng của những người lính thợ Đông Dương này trước khi họ ra đi », tác giả giải thích. Ngày 10 tháng 12 đánh dấu sự khởi đầu việc công nhận của cộng đồng về câu chuyện lịch sử bị lãng quên này và bị dập tắt trong ký ức gia đình. Một người khai thác nông nghiệp đã thổ lộ với Pierre Daum: « Thật vậy, tôi nhớ rất rõ rằng ông nội của tôi đã làm việc với người Châu Á… »

ANTOINE LANNUZEL

————

(1)     Nạn nhập cư. Những người lính thợ Đông Dương ở Pháp (1939-1952,) tác giả Pierre Daum. Actes Sud, 278., 23 ‎€.

CHIẾN TRANH Khoảng 500 lính thợ Đông Dương trên những cánh đồng lúa (năm 1941) với một mức lương rẻ mạt, với sự cho phép của chính quyền Vichy.

NGƯỜI NÔNG DÂN Lê Bá Đảng năm 1940, vừa đặt chân đến Pháp.

NGHỆ SĨ Lê Bá Đảng năm 2009. Ông đã trở thành một nghệ sĩ tạo hình nổi tiếng.

Share

CÁC CUỘC TRIỄN LÃM KHÁC