Anthony Janson với các tác phẩm về thế giới ảo tưởng của nghệ sĩ Việt Nam, Lê Bá Đảng.
Lê Bá Đảng có thể là nghệ sĩ người Việt Nam nổi tiếng nhất làm việc ở phương Tây. Về mặt kỹ thuật, tác phẩm của ông thật độc đáo, về mặt thẩm mỹ chúng đem lạ sự hài lòng sâu sắc. Không giống như nghệ sĩ phương Đông điển hình. Mỹ thuật của Lê Bá Đảng đồng thời gợi lên bóng dáng mang phong cách phương Tây rõ ràng vừa bổ sung một cách hoàn hảo cho đặc tính phương Đông .
Điều này diễn ra như thế nào? Một phần do thiết kế, một phần do sự ngẫu nhiên. Lê Bá Đảng sinh năm 1921 tại tỉnh Quảng Trị, Việt Nam. Năm 18 tuổi, với mong muốn được nhìn ra thế giới, đặc biệt là nước Pháp, ông đã đến châu Âu. Ông đột ngột bị cắt đứt liên lạc với gia đình cùng với nguồn tài chính do chiến tranh thế giới thứ Hai nổ ra. Ông gia nhập vào quân đội Pháp, nhưng sau đó bị bắt giữ. Sau khi được phóng thích vào năm 1945, ông ghi danh vào học tại trường École des Beaux- Arts ở Toulous, đó là học viện mà vào thời đó không đòi hỏi phải có giấy chứng minh thư hay văn bằng nào cả. Trong sáu năm tiếp theo, ông đã theo học mỹ thuật và tranh in. Ông đã làm nhiều nghề để chu cấp cho cuộc sống (bao gồm việc phụ tá cho các nhà in thương mại) việc này đã trang bị những điều cơ bản cho sự linh hoạt của ông sau này. Triển lãm cá nhân đầu tiên của ông được tổ chức tại Librairie du Globe ở Pháp vào năm 1950 đã thành công vang dội, dần dần tác phẩm của ông trở nên nổi tiếng thông qua các cuộc triển lãm ở các phòng tranh trên nước Pháp. Sự nghiệp quốc tế của ông được khởi đầu vào năm 1966 khi ông triển lãm tại Newman Contemporary Art Gallery ( Phòng tranh nghệ thuật đương đại Newman) ở Philadelphia, và Cincinnati Art Museum (Bảo tàng Nghệ thuật Cincinnati). Hiện nay, tác phẩm của ông được trưng bày trong các phòng tranh trên khắp nước Mỹ, Đức và Nhật và đã được đề cao trong các tờ báo lớn từ năm 1989.
Nghệ sĩ đã xử lý như thế nào với sự kế thừa quan niệm theo phương Đông cùng với những trải nghiệm dài lâu của ông ở Phương Tây. Ông nói rằng: “Tôi không làm thứ thuộc về phương Đông hoặc phương Tây. Tôi làm cả hai có trong chính tôi. Tôi suy nghĩ như một người phương Đông nhưng lý lẽ như người phương Tây. Sự kết hợp của ông về hai yếu tố trên đã thể hiện rõ ràng nhất trong các tác phẩm những năm 1970, đặc biệt trong tranh in thạch bản. Những họa tiết mang phong cách phương Đông nhưng tính thẩm mỹ lại mang đặc trưng của trường phái ở Pháp những năm 1950, không chỉ là tông màu rực rỡ mà còn thể hiện rất xuất sắc những đặc tính hội họa của “Chủ nghĩa vệt màu” “Tachisme” được thấy trong các tác phẩm đương đại của Lê Bá Đảng giống như của Georges Mathieu.
Năm 1981, Lê Bá Đảng từ bỏ phong cách dễ dàng tiếp cận này vì đặc tính phương Đông rõ ràng hơn trong qui trình in, “Tấn tuồng nhân loại” là chủ đề ông thường ôn lại trong những năm qua. Những tác phẩm này đã đánh dấu một bước ngoặc mới trong sự nghiệp sáng tác của ông: vào thời gian đầu, ông thật sự làm việc cho chính ông. Sự thay đổi này đã thể hiện nhanh chóng trong phong cách sáng tác đó là sự gần gũi và trong sáng. Bốn năm sau Lê Bá Đảng đã bắt tay vào Không gian mà ở đó đã chỉ rõ sự uyên thâm trong nghệ thuật của ông. Tinh tế lạ thường trên bề mặt và rất công phu khi thực hiện, bộ sưa tập Không gian này đã chuyển tải nhiều tầng ý nghĩa phức tạp.
Thuật ngữ “Không gian” phải được hiểu trên nhiều cấp độ cùng lúc. Đó là không gian phong cảnh – nhưng chủ yếu chỉ riêng về Việt Nam. Với Lê Bá Đảng, Việt Nam vẫn là thiên đường đã mất: “Tôi chưa bao giờ từ bỏ đất nước của tôi, cho dù tôi đã đi xa nhưng tâm trí tôi vẫn gắn bó với đất nước. Tất cả tác phẩm của tôi đều phản ánh tình yêu với hàng ngàn khía cạnh”. Những ký ức này đã thôi thúc ông nhiều lần trở về quê hương từ năm 1976, và đã ám ảnh trí tưởng tượng của ông. ( Lê Bá Đảng đã cống hiến nhiều thời gian và tiền của để xây dựng lại ngôi làng ở quê ông và đã có những hoạt động để khuyến khích nghệ thuật ở Việt Nam.) Bất cứ ai đã đến Việt Nam sẽ nhanh chóng nhận ra sự nhấn mạnh về địa hình đất nước Việt Nam trong các tác phẩm phong cảnh của Lê Bá Đảng. Như ông nói, đó là sự tưởng tượng lại về đất nước của tuổi thơ ông. Tuy nhiên, phong cảnh dường như được nhìn từ trên cao, từ không trung và nó xuất hiện khá trừu tượng. Thật vậy, sự sắp xếp của Lê Bá Đảng trên bề mặt bức tranh cũng khớp với địa hình các ngôi làng ở Việt Nam. Để mượn một phạm vi xa hơn con người trong nhấn mạnh mối quan hệ sâu sắc giữa con người với vũ trụ, ông thường xuyên kết hợp hình dạng con người trong hình thức trừu tượng được xuất phát từ hình tượng của một gia đình (truyền thống tập trung của lối sống phương Đông) ông đã chọn như là biểu tượng của riêng ông trong tất cả các tác phẩm của mình.
Giấc mơ của Lê Bá Đảng về Việt Nam cũng đang từng bước tiến tới quan điểm tư tưởng và triết học về nghệ thuật. Ông đã mô tả những không gian cùng có hai yếu tố “ trống và đầy” tương tự như trong cõi niết bàn, là mục tiêu của Phật tử hướng đến. Cõi niết bàn là sự phám phá lại những chân lý hoặc là chính đạo Phật mà yếu tố “trống” mang ý nghĩa vô ngã còn yếu tố “đầy” với ý nghĩa vũ trụ.
Sự ảnh hưởng của đạo Lão là gốc rễ ăn sâu trong kế thừa của người Trung Hoa, và mượn đạo Phật của Trung Hoa, một đặc tính riêng biệt đã có nguồn gốc ở Ấn Độ. Tác phẩm của Lê Bá Đảng đã chứa đựng cả hai yếu tố trên: Trung Hoa đã đô hộ Việt Nam 2000 năm. Với Lão Tử tác giả của cuốn Đạo Đức King về bản chất và hệ thống cơ bản triết lý và với Lê Bá Đảng, nghệ thuật là không giới hạn, như những hình dạng biến đổi trong Không gian thường ngụ ý có một không gian khác ở đằng sau.
Mối quan hệ của nghệ thuật Lê Bá Đảng với đạo Lão không chỉ dựa trên khái niệm mà còn về hình thức. Những tác phẩm Không gian đầu tiên được làm trên giấy trắng tinh khiết. Tuy nhiên, gần như ngay lập tức, nghệ sĩ bắt đầu sáng tạo Không gian hoàn toàn màu đen. Ánh sáng và bóng tối là những bổ sung cần thiết, như Lão Tử nói: không thể biết cái này mà không có cái kia. Tuy vậy, Lê Bá Đảng đã bắt đầu kết hợp màu sắc vào những tác phẩm Không gian. Một phần vì đây là sự cần thiết về thẩm mỹ để làm sinh động bề mặt tác phẩm. Thỉnh thoảng tông màu rất sáng và đậm.Tuy nhiên, trong hầu hết các tác phẩm màu dịu và lắng đọng, gồm các màu đen, màu đỏ đậm, tông màu đất và màu xanh dương đậm. Những màu sắc này mang lại trạng thái suy tư. Lão Tử viết trong Đạo: “Ở trên không sáng, Ở dưới không tối”. Điều này không có nghĩa là nhạt nhẽo vô vị. Đôi khi Lê Bá Đảng kết hợp các dấu chấm hoặc tia sáng của ánh sáng để chiếu sáng các hình ảnh bên trong. Ánh sáng lần lượt tạo ra bố cục mạnh mẽ mang đặc trưng nghệ thuật Lê Bá Đảng .
Lê Bá Đảng nổi tiếng về những bức tranh đắp nổi. Ông đã dùng cùng một bản khuôn để in nổi cũng như tô các màu sắc, mặc dù ông thường thích một bản khuôn riêng cho mỗi bức tranh. Ông không sửa lại các bức tranh in mà chúng được in trong giới hạn từ 100 đến 200 bản và mỗi bản giống như bản gốc,và không có hai bản giống nhau hoàn toàn. Giấy của ông được làm từ phương pháp kỹ thuật riêng mà ông tự sáng chế. Nó thường có cảm giác giống thô cứng như đá được tạo ra bằng cách ngâm giấy trong keo và sau đó kéo duỗi giấy ra; đặc tính thô được bổ sung bởi màu sắc lốm đốm. Ông đã dùng cùng một loại giấy để tạo ra các tác phẩm cắt dán điêu khắc độc đáo. Những bức tranh của ông giống như sự kết hợp giữa cát với các chất tự nhiên khác cũng như các vật khác được tạo thành khuôn. Mối quan tâm của ông về kết cấu xuất phát từ sự tôn sùng ăn sâu trong ông về những chất liệu, khả năng vốn có cũng như tính hạn chế của chúng mà ông đã chia sẽ với các thợ thủ công và các nghệ sĩ phương Đông khác.
Lê Bá Đảng đã sử dụng hầu như mọi chất liệu có thể làm được qua nhiều năm, thêm vào đó là tất cả các hình thức chủ yếu của kỷ thuật in tranh, ông đã cho ra đời những tác phẩm điêu khắc trên gỗ, trên đá, màu nước và nữ trang.Tuy nhiên để tạo ra một triển lãm độc đáo vì mục đích đó và hành động chỉ là phương tiện biểu đạt thì tất cả các tác phẩm trưng bày đều rất tinh thông về kỹ thuật mà chưa bao giờ được sử dụng. Nghệ thuật của Lê Bá Đảng không chỉ dựa vào tâm linh uyên thâm mà là sự hiểu biết sâu sắc cuộc đời có được từ những trải nghiệm dài lâu. Người ta phản ứng theo bản năng đối với tầm nhìn siêu việt của ông được biết đến là không có ranh giới văn hóa nào cả. Mặc dù nó rất đa dạng, tác phẩm của ông chứng tỏ một tính cách kiên định. Sau cùng, không có tính hai mặt, chỉ có tính thống nhất liền mạch của tầm nhìn hợp nhất rất hoàn hảo về nghệ thuật và cuộc sống.